621 Lượt xem

Thám tử: anh là ai?

Nghề thám tử khó hay dễ phù hợp với ai

“Không chịu học hành, sau này chắc mày chạy xe ôm mà sống” – bà hàng xóm nhà tôi mắng con. Thằng nhỏ 14 tuổi gân cổ cãi lại mẹ: “Sao lại chạy xe ôm, má yên tâm, con làm thám tử!”. Một ngày đẹp trời, tôi hỏi cậu nhóc: “Sao em lại thích làm thám tử, bộ làm thám tử thì không cần học à?”. Thằng nhỏ được dịp cởi tấm lòng: “Chỉ cần coi phim là làm được thám tử ngay mà. Làm thám tử oai lắm, lại dễ kiếm tiền nữa”. Thám tử xứ người Sherlock Holmes thì ai cũng biết, còn ở xứ mình thì sao nhỉ? Tôi cũng tò mò, chưa biết có hay không nghề thám tử tại thành phố này nên thử “điều nghiên” xem sao. Chỉ vài cú nhấp chuột, tôi đã biết đây là nghề “chui”, tức là chưa được pháp luật chính thức thừa nhận. Mặc dù vậy, trên thực tế, dịch vụ thám tử tư vẫn “ăn nên làm ra”, ngày càng phát triển nhờ bắt đúng nhu cầu thực tế của xã hội, tập trung nhiều nhất là tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Không chần chừ, tôi gọi đến một số máy điện thoại để gặp thám tử và nhờ đó, câu chuyện về nghề thám tử dần hé lộ nhiều cung bậc, sắc màu vui buồn…

Thám tử: anh là ai?

Hẳn nhiều người cũng thắc mắc rằng nếu không được pháp luật cho phép, không có trường lớp đào tạo thì thám tử họ là ai, ở đâu ra? Qua những lần la cà tìm hiểu công việc đặc biệt này, chúng tôi đã có dịp chuyện trò cùng nhiều thám tử có nguồn gốc xuất thân rất khác nhau. Có thể đó là anh bộ đội xuất ngũ, là kỹ sư tin học, sinh viên, thậm chí là nhà xã hội học, tâm lý học… Cũng có người là dân tay ngang, đang thất nghiệp, được rủ rê… nên vào nghề luôn. Dù thiết bị hiện đại như máy quay phim, máy ghi âm, máy ảnh cũng hỗ trợ đắc lực các thám tử trong công việc, nhưng cái chốt của thành công vẫn là kinh nghiệm điều tra và phản ứng mau lẹ, chính xác của thám tử.

Thám tử Phương đang theo dõi vụ điều tra hàng giả, tai nghe điện thoại mà mắt cũng phải quan sát cao độ mọi động tĩnh của đối tượng trong tầm ngắm

Tại Việt Nam, đến thời điểm này pháp luật quy định điều tra là thẩm quyền của cơ quan Nhà nước, vậy nên công việc thám tử được thực hiện dưới hình thức giấy phép công ty điều tra, cung cấp dịch vụ thông tin. Đây là công việc nhạy cảm về nhiều mặt, chỉ cần hơi “quá đà” là có thể vướng vào các quy định cấm như xâm phạm bí mật đời tư, bí mật kinh doanh… Tuy vậy, theo các công ty có dịch vụ điều tra, thu thập thông tin dân sự, nhu cầu thám tử tư hiện nay khá cao. Phạm vi hoạt động của nghề thám tử cũng tương đối rộng, từ năm 2005-2006 về trước đã có đến 90% khách hàng tìm đến dịch vụ thám tử chỉ để nhờ điều tra về những vấn đề liên quan đến gia đình, nhất là tìm chứng cứ ngoại tình của chồng (hoặc vợ) hoặc tìm kiếm người già bị đi lạc, con cái bỏ nhà, bỏ học… Hiện nay, nhu cầu này chiếm khoảng 50 – 60%. Nguyên nhân là cùng với sự phát triển kinh tế – xã hội, công việc thám tử cũng mở rộng hơn, khách hàng yêu cầu cả việc xác minh, truy tìm hàng giả, hàng nhái, xem xét tình hình đối tác, tìm người trốn nợ… “Đối với nghề thám tử, khó khăn, nguy hiểm là chuyện thường. Đây không chỉ đơn thuần là nghề kiếm sống, chúng tôi làm còn vì lòng đam mê nghề nghiệp. Giúp được nhiều người trút được gánh nặng lo âu là thấy vui sướng rồi” – Quốc Long, một thám tử dày dặn trong nghề đang làm việc cho một công ty thám tử có văn phòng ở quận 7 (TP.HCM) bày tỏ.

Để tiếp cận đối tượng, thám tử phải nhờ người quen làm bạn gái để tránh sự chú ý trong một vụ theo dõi đối tượng ngoại tình

Tuy không có trường lớp chính thức nào đào tạo chuyên môn, nhưng các thám tử đều có một số kỹ năng cần thiết phải biết như cách lập kịch bản cho từng sự việc, nhập vai, phản ứng nhanh với mọi biến cố, kiểm soát đối tượng khi tác nghiệp, kỹ năng thoát hiểm, trấn an, bảo vệ khách hàng, phân tích và phán đoán, điều tra, xác minh thông tin, nắm bắt tâm lý đối tượng, kỹ năng nhận dạng, nhận diện… “Có khi khách hàng đến nhờ thám tử nhưng vì nhiều lý do tế nhị, họ không cung cấp đầy đủ thông tin, hoặc thông tin rời rạc, buộc thám tử phải động não, phán đoán sự việc theo nhiều chiều hướng rồi lần lượt xử lý từng trường hợp. Dù mất thời gian nhưng chúng tôi phải kiên nhẫn, nếu nôn nóng có thể bị lộ, mất phương hướng” – thám tử Nguyên Cường (Trung tâm dịch vụ cung cấp thông tin Thám tử Việt) chia sẻ.

Thám tử chuẩn bị lên đường tác nghiệp, làm nhiệm vụ trong mưa

Bởi thế, nói thám tử giống như diễn viên cũng có phần đúng vì mỗi khi tiếp cận với đối tượng, thám tử phải nhập vai cho phù hợp, từ hình thức bên ngoài đến tính cách, kỹ năng xử lý công việc. Nhưng làm thám tử còn dễ gặp hiểm nguy hơn diễn viên vì họ  không phải hợp tác với bạn diễn, mà phải đối đầu với những người có thể có phản ứng manh động nếu biết mình bị điều tra. Thám tử có thể vào bất cứ vai nào: khi là doanh nhân lịch thiệp đi tìm hiểu nhà phân phối sản phẩm, lúc lại là anh lao động từ quê lên thành phố tìm chuyến xuất ngoại mong đổi đời qua “cò”, có người hôm qua lạng lách xe máy như một dân chơi thứ thiệt để theo dấu một quý tử mê đua xe thì hôm nay đã chễm chệ ngồi ở vũ trường nốc rượu… Trong túi các thám tử lúc nào cũng ít nhất hai máy điện thoại liên tục bắt sóng, họ chỉ nghe tín hiệu là biết việc gì, công hay tư. Giám đốc một công ty làm dịch vụ thám tử ở quận Tân Bình (xin giấu tên) cho biết: “Với sự phát triển của cuộc sống hiện đại thì từ trong gia đình cho đến ngoài xã hội đều có nhiều chuyện phức tạp, rất khó kiểm soát hết, mà thường chỉ khi hết cách tự giải quyết, khách hàng mới tìm đến chúng tôi. Chẳng hạn cha mẹ quá bận bịu, con bỏ nhà đi mà tìm không thấy, báo công an thì cũng không đúng chức năng của họ. Lúc đó họ tìm đến thám tử để trút nỗi lòng và nhờ giúp đỡ”.

Thám tử Quân nhập vai xe ôm, đón lõng đối tượng cần theo dõi

Có những kinh nghiệm thuộc hàng nho nhỏ mà sau ba năm làm nghề thám tử, Lê Quân – trưởng văn phòng đại diện cho một công ty thám tử ở Hà Nội tại TP.HCM mới tích lũy được. Đó là khi theo dõi đối tượng, phải tùy từng hoàn cảnh mà ứng phó hợp lý. Lúc phải vào vai anh phục vụ nghe gọi một câu là lễ phép dạ, vâng để được khách VIP tin mà không đề phòng, khi lại trở thành thằng “đá cá lăn dưa” ở bến xe, góc chợ thì ăn nói bạt mạng. Nếu vào vai không chuẩn, lóng ngóng có khi còn bị ốm đòn do gặp phải dân giang hồ thứ thiệt. Trường hợp cần bám sát đối tượng đi xe máy thì phải hết sức tập trung quan sát, nếu đi đường vắng và nhỏ cần giữ khoảng cách đủ xa, nếu ở khoảng cách gần mà đối tượng bất chợt giảm tốc hoặc đột ngột dừng lại thì phải chạy xe qua mặt đối tượng để tránh bị nghi ngờ. Nếu theo dõi đối tượng đi ôtô thì phải biết được tầm quan sát qua gương chiếu hậu để tránh bị phát hiện. “Nghe thì đơn giản vậy, nhưng lúc mới vào nghề, chẳng ai chỉ bảo, cứ phải “lên bờ xuống ruộng” vài phen thì mới dần “ngộ” ra” – Lê Quân giải thích.

Mọi chi tiết xin liên hệ : CÔNG TY TNHH TÌM KIẾM VÀ CUNG CẤP THÔNG TIN THÁM TỬ   HUẾ – THAM TU HUE

CÔNG TY  THÁM TỬ HUẾ /CONG TY THAM TU HUE

Thám tử  Huế 1 : 12.F Nguyễn Văn Linh  _ Phường Hương Sơ _ Thành phố Huế

Hotline : 0913851830

WWW: http://www.thamtuhue.com/

Bài tương tự

Về Thám Tử Huế
0913.851.830 - Thám Tử Huế - Công Ty chuyên cung cấp các dịch vụ thám tử gia đình, hôn nhân, điều tra, tìm kiếm xác minh thông tin hàng đầu tại Huế

Bình luân với mạng xã hội
Chat Zalo
Chat Messenger
0913.851830